“Sau khi Asana được thuần thục (người thực hành có thể ngồi xuống cân bằng thoải mái), Pranayama là quá trình làm thinh lặng chuyển động của hơi thở.”
(Yoga Sutras - Sadhana Pada - Câu 49) Nếu như Asana thường được hiểu với ý nghĩa phổ biến là động tác hay tư thế, thì Pranayama cũng thường được hiểu với ý nghĩa là các bài luyện tập hít thở. Ví dụ như hơi thở bụng, hơi thở kapalbhati, hơi thở toàn phần, hơi thở luân phiên, hay hơi thở ống bễ. Tuy nhiên, với vai trò là bước thứ tư trong 8 nhánh Ashtanga, Pranayama tập trung nhiều hơn vào sự kiểm soát, mở kéo dài, và làm thinh lặng chuyển động của hơi thở. Như bạn có thể thấy, theo định nghĩa, khi nói đến pranayama, chúng ta nói đến 3 giai đoạn khác nhau. 1. Kiểm soát: Bạn có chắc mình đang hít thở? Bạn có chắc mình đang hít thở đúng? Bạn có hụt hơi khi chơi thể thao? Bạn có hụt hơi khi đang làm việc? Liệu bạn có đang kiểm soát được hơi thở, hay bạn đang để hơi thở kiểm soát mình? 2. Mở rộng: Trong một phút, bạn đã sử dụng bao nhiêu hơi thở? Năm? Mười? Mười lăm hay hai mươi? Liệu việc mở rộng hơi thở có tác động thế nào đến tinh thần, đến sức khỏe, cũng như các trạng thái mà bạn đang mong muốn được trải nghiệm. 3. Làm thinh lặng: Hít vào và thở ra. Cuộc sống là những gì xảy ra ở khoảng giữa. Đầu tiên, hít thở là một quá trình gồm 4 bước, lần lượt là: 1/ Puraka: hít vào 2/ Antara Kumbhaka: giữ hơi sau khi hít vào 3/ Rechaka: thở ra 4/ Bhaya Kumbhaka: giữ hơi sau khi thở ra Lưu ý, Pranayama không phải hít thở sâu. Mặc dù trong rất nhiều bài thực hành, bạn được hướng dẫn là hãy hít sâu và thở chậm, để cảm nhận luồng không khí luân chuyển giữa bên trong và bên ngoài, thế nhưng đó không phải là pranayama. Đó được xem là một giai đoạn chuẩn bị, để giúp bạn gia tăng kiểm soát hơi thở, gần hơn với bước thanh tẩy (saucha) và thuộc về kriya. Một khi nói về pranayama, nghĩa là chúng ta ta đang nói về giai đoạn giữ hơi, làm thinh lặng sự chuyển động của hơi thở. Bằng cách này, hơi thở của người thực hành sẽ ngày một kéo dài. Điều đó cũng có nghĩa là số nhịp thở trong một phút sẽ ngày một thu ngắn lại. Trong điều kiện bình thường, một người trưởng thành hít thở từ 16 đến 20 lần một phút. Trong điều kiện bình thường, một người thực hành Yoga hít thở từ 12 đến 14 lần một phút. Trong khi thực hành pranayama, người thực hành giảm xuống chỉ còn hít thở từ 1 đến 2 lần một phút. Với một quá trình kiên định thực hành, không vội vã, trong nhận thức, một hơi thở của người Yogi có thể kéo dài khoảng 3 phút. Điều đó có nghĩa là trong 1 giờ đồng hồ, họ chỉ hít thở khoảng 20 lần, tương đương với số nhịp thở của một người bình thường trong 1 phút.
0 Comments
D/ Prana và Yoga
Khi nói đến Yoga, chúng ta sẽ nói rất nhiều đến hơi thở. Bởi như bạn đã biết, hít thở là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với sinh mệnh con người. Có rất nhiều cách hít thở khác nhau phục vụ cho những mục tiêu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu qua một vài hơi thở trong pranayama: CÁC KỸ THUẬT PRANAYAMA Các bài tập pranayama được bắt đầu bằng một hơi thở ra hoàn toàn, bằng cách đẩy nhẹ bụng sát vào cột sống, để tống hoàn toàn thán khí ra khỏi cơ thể. Các kỹ thuật Pranayama cấp độ cơ bản với mục tiêu gia tăng cảm nhận, có thể thực hiện cùng khi tập các động tác Yoga:
Chào mừng bạn đến với Pranayama
A/ Định nghĩa Pranayama là một từ tiếng Phạn. Trong đó: Pra: Thượng Đế, Vũ trụ Prana: nguồn năng lượng tinh túy đến từ Thượng Đế, Vũ trụ Yama: sự kiểm soát, giữ hơi Ayama: sự mở rộng, phát triển Pranayama là quá trình kiểm soát và mở rộng hơi thở, từ đó nguồn năng lượng tinh túy của vũ trụ có thể được hấp thụ. Theo Yoga, khi chúng ta hít thở, không chỉ có khí oxy được hấp thụ, mà cùng với đó còn có một dạng năng lượng tinh túy hơn, được gọi là prana. B/ Prana trong tự nhiên Ở bên ngoài môi trường, có bốn khu vực đặc trưng cho các nguồn prana có thể kế đến như:
“Hãy lựa chọn một tư thế ngồi phù hợp. Đối với người mới, bạn có thể ngồi xếp bằng. Nếu thoải mái, bạn có thể ngồi tư thế bán hoa sen, một chân để trên đùi còn lại. Đừng lo lắng, nếu mỏi, bạn có thể đổi chân bất kì lúc nào. Đối với những người có kinh nghiệm, bạn có thể ngồi tư thế hoa sen.
Hai bàn tay đặt nhẹ trên gối. Lòng bàn tay hướng lên trần nhà. Hãy giữ cho lưng thẳng bằng cách nâng nhẹ ngực, mở vai về phía sau. Hai mắt nhắm nhẹ, cằm hướng về phía ngực. Chúng ta bắt đầu hít thở.” Một người bình thường có thể nhịn ăn trong ba mươi ngày. Một người bình thường có thể nhịn uống trong ba ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể nhịn thở quá ba phút. Có lẽ chỉ bấy nhiêu thôi là cũng đủ để chúng ta hiểu được tầm quan trọng của hơi thở. Chúng ta dành rất nhiều thời gian để chế biến, để nấu nướng, để trả lời cho câu hỏi hôm nay ăn gì. Phở bò, cơm tấm, pizza hay bún đậu? Chúng ta dành rất nhiều công sức để nghiên cứu, để pha chế, để trả lời cho câu hỏi hôm nay uống gì? Trà sữa, cà phê, nước trái cây hay nước tăng lực? Thế nhưng, nếu hít thở là một trong những hoạt động tối quan trọng của con người, liệu chúng ta đã dành bao nhiêu nguồn lực để tìm hiểu về nó? Chúng ta sẽ dành cả cuốn sách này để nói về bạn, về cuộc sống, về yoga, về những gì xảy ra trong khoảng giữa của nhắm mắt và mở mắt. Và để thực hiện được mục tiêu đó, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về nguồn nguyên liệu đầu vào đã kiến tạo nên tất cả. Và đó chính là hơi thở. Câu hỏi đầu tiên, bạn có chắc mình đang hít thở? Oh… Có phải bạn vừa mới giật mình? Từ nãy đến giờ bạn đâu có chú ý đến hơi thở. Vậy mà bạn vẫn sống, vẫn đọc sách, vẫn xem phim, và nghe nhạc. Trong vô thức bạn vẫn luôn hít thở, một cách rất tự nhiên và nhẹ nhàng. Mọi chuyện vẫn ổn, cho đến một vài giây trước, khi tôi vô tình hỏi về hơi thở. Vào lúc này đây, liệu bạn có cảm thấy đôi chút khó chịu vì phải chủ động hít thở? Xin lỗi vì sự bất tiện này. Hãy cứ tiếp tục hít thở và đọc tiếp những con chữ. Câu hỏi tiếp theo, liệu bạn có chắc mình đang hít thở đúng? Hãy cùng nhau trải nghiệm. |