Con đường Yoga
  • Home
    • Lớp cộng đồng
  • About
  • Books
  • Blogs

Có thể kết hợp Yoga cùng với các bộ môn khác như Gym, Dance được không?

7/20/2021

0 Comments

 
Picture
Câu hỏi: Em thích tập Yoga. Nhưng có thể kết hợp tập Yoga cùng với các bộ môn khác như Gym, Dance được không?

Trả lời: Được. Không những thế, bạn còn có thể kết hợp tập Yoga cùng rất nhiều bộ môn khác như Aerobic (hiếu khí), Anaerobic (kỵ khí), Crossfit, Pilates, Kickbox, Aikido, Muay Thái, chạy bộ, bơi lội bóng đá, bóng rổ, cầu lông, viết lách, vẽ tranh, làm gốm, sáng tác nhạc, chơi cờ vây, chơi guitar, tranh biện, thuyết trình, hoạch định dự án… Bởi đơn giản, cho dù mang ý nghĩa nào, thì Yoga cũng không hề mâu thuẫn với bất kỳ hoạt động nào bạn có thể nghĩ đến.
  • Nếu Yoga được hiểu là những bài tập Asana, thì việc kết hợp Asana với Gym, Dance, hay các hoạt động thể chất khác sẽ có tác dụng bổ trợ, rèn luyện tất cả các nhóm cơ, với sự đa dạng trong cường độ và bài tập.
  • Nếu Yoga được hiểu là khả năng cảm nhận, hòa hợp, giúp điều tâm, điều thân, điều khí thì việc kết hợp sẽ giúp bạn thực hiện các hoạt động khác một cách hiệu quả hơn. Bạn biết cách kiểm soát hơi thở, biết cách kiểm soát cơ thể, biết cách gia tăng hiệu quả trong việc rèn luyện các môn thể thao.
  •  Nếu Yoga được hiểu là một quá trình làm thinh lặng sự lạc lối của ý thức cá nhân, bằng việc kết hợp, việc thực hành này sẽ giúp bạn trải nghiệm cuộc sống bên ngoài tấm thảm.

Một lần nữa, Yoga là hòa hợp. Yoga không là mâu thuẫn. Nên bạn có thể tự do thoải mái tập luyện Yoga cùng với bất kì một bộ môn nào mà mình thích.
Hãy cẩn thận nếu như ai đó trói buộc bạn với Yoga, với những quy luật, định kiến, phải làm theo cách này mới đúng, còn làm theo cách khác là sai, chỉ có tập theo kiểu này mới chính xác, còn tập theo kiểu khác thì không. Yoga khuyến khích bạn mở lòng, gia tăng trải nghiệm với bất kỳ rung động nào bạn cảm thấy thú vị. Hãy hiểu rằng, cuộc sống lớn hơn rất nhiều so với bất kì một nguyên tắc hay trường phái. Và Yoga không là gì khác ngoài cuộc sống.​

Read More
0 Comments

Yoga cơ bản và Yoga nâng cao - Tôi tập luyện đến đâu rồi?

7/14/2021

0 Comments

 
Picture
Câu hỏi: Yoga cơ bản và Yoga nâng cao có gì khác nhau? Làm sao tôi biết khi nào mình có thể học được lớp Nâng cao?

Trả lời:
Yoga là một chuyến hành trình mà mỗi người phải tự mình trải nghiệm. Bạn có thể nghe ai đó nói về Yoga, về những lợi ích diệu kỳ mà bộ môn này mang lại. Bạn có thể nhìn thấy hình ảnh nào đó về Yoga, về những tư thế khó, về khả năng uốn dẻo hay đứng bằng đầu. Bạn cũng có thể đọc ở đâu đó về Yoga, về những vị thiền sư, về thân tâm trí, về sự tỉnh thức hay giác ngộ. Thế nhưng, tất cả chỉ là những câu chuyện, nếu như bạn không tự mình trải nghiệm.

Để trả lời cho câu hỏi về sự khác biệt giữa Yoga cơ bản và Yoga nâng cao, trong giới hạn bài viết, chúng ta tạm thời chia Yoga theo hai cách tiếp cận.

Thứ nhất, tập luyện Yoga với ý nghĩa tập luyện tư thế (Asana), hướng đến mục tiêu tăng cường thể chất, hay thư giãn tinh thần.
​

Thứ hai, tập luyện Yoga với ý nghĩa là một quá trình làm chấm dứt sự lạc lối của ý thức cá nhân, Yogaschitta vrtti nirodhah


Read More
0 Comments

Nên tập Yoga VÀO LÚC NÀO là tốt nhất?

7/13/2021

0 Comments

 
Picture
Tập Yoga lúc nào mới đúng là một trong những thắc mắc thường gặp nhất. Nên tập vào sớm sớm, trưa trưa hay tối muộn. Lúc chưa ăn hay ăn rồi. Thật ra không có 1 câu trả lời chính xác cho tất cả trường hợp.

Vậy tôi nên tập lúc nào bây giờ? Hãy cảm nhận, bởi lúc nào cũng được, miễn là bạn cảm thấy dễ chịu. Nhưng khoan bàn đến việc dễ chịu, thật ra việc chọn lựa khung giờ nào còn có thể tùy thuộc vào một vài yếu tố sau đây.


Read More
0 Comments

Cường độ phù hợp trong tập luyện Yoga

7/7/2021

0 Comments

 
Picture
Câu hỏi: Cường độ tập luyện Yoga thế nào là phù hợp?
Trả lời: 
Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Cường độ âm thanh là lượng năng lượng được sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. 

Khi nói đến cường độ, chúng ta đang nói đến 3 yếu tố, thứ nhất là năng lượng, thứ hai là tiết diện và thứ ba là thời gian. 

Và như vậy, cường độ tập luyện Yoga có thể hiểu là lượng năng lượng hấp thụ qua cơ thể trong một đơn vị thời gian. Để có thể hiểu về Yoga, về việc lựa chọn một cường độ tập luyện phù hợp, điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng Yoga không phải là quá trình thêm vào. Yoga là quá trình bỏ bớt.​

Read More
0 Comments

Yoga chữa bệnh? Sự thật và hiểu lầm

6/22/2021

0 Comments

 
Picture
Câu hỏi: Yoga liệu có thật sự giúp chữa bệnh? Những căn bệnh nào thì nên tập Yoga và những lưu ý nếu có là gì?

Trả lời:
Đây là một câu hỏi khó, bởi vì nó có thể tạo ra một số hiểu lầm. Vì vậy, để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, thì trước đó chúng ta cần tìm hiểu một vài yếu tố.

Thứ nhất, Yoga là gì?
Có người nói Yoga là thực hành. Có người nói Yoga là nghệ thuật. Cũng có người nói Yoga là tình yêu, hay thậm chí là những điều không thể nói. Dường như, việc có quá nhiều định nghĩa đã khiến cho không ít người thực hành cảm thấy có đôi chút hoài nghi và lo lắng.

Liệu tôi có thể tập Yoga? Liệu tôi có thể tập Yoga tại nhà? Liệu tôi có phải tập Yoga với thầy Ấn Độ? Vậy còn các giáo viên Việt Nam? Khi nào thì tôi nên tập Hatha, khi nào thì nên tập Vinyasa, và khi nào là Ashtanga? Và liệu có một phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất? 

Liệu Yoga có phải là uốn dẻo? Điều gì xảy ra nếu như tôi không dẻo? Liệu Yoga có phải dành riêng cho nữ? Điều gì xảy ra nếu như tôi không là nữ? Liệu Yoga có bắt buộc phải ngồi thiền? Điều gì xảy ra nếu như tôi không muốn ngồi thiền? Liệu Yoga có thật sự chữa bệnh? Điều gì xảy ra nếu như tôi không có bệnh?

Có quá nhiều câu hỏi. Có quá ít câu trả lời. Và quan trọng hơn nữa, để tìm hiểu về Yoga, liệu có nhất thiết phải có được câu trả lời, hay chỉ cần thực hành tốt là đủ?

Theo Yoga Sutras của Patanjali, Yoga là quá trình chấm dứt sự lạc lối của ý thức cá nhân. Và khi đã đạt được trạng thái đó, người tìm kiếm sẽ thiết lập và giữ gìn những giá trị tự nhiên thiết yếu.

Yoga là một chuyến hành trình, trong đó có rất nhiều cột mốc cần đạt được, ví dụ như Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, Dhyana, Samadhi… Hiện nay, khi nói về Yoga, đa phần chúng ta sẽ đề cập đến hai chủ đề phổ biến là Asana (Động tác, tư thế), hoặc Pranayama (Hơi thở). Đôi khi bạn cũng có thể nghe nói đến Dhyana (Thiền).

Yoga không đơn thuần chỉ là những động tác, hay tư thế. Yoga còn là một con đường, với rất nhiều cột mốc cần trải nghiệm ví dụ như Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, Dhyana, Samadhi… Trải qua quá trình đó, người thực hành sẽ từng bước trưởng thành về mặt nhận thức, để hướng đến mục tiêu cuối cùng là thiết lập và giữ gìn những giá trị tự nhiên thiết yếu. Điều đó có nghĩa là sức khỏe thể chất chỉ là một trong những điều kiện cần có để trải nghiệm con đường này, chứ không phải mục đích cuối cùng.

Để tìm hiểu về Yoga sức khỏe và chữa bệnh, hãy nói về chiếc xe và những chuyến hành trình.
Hãy hình dung, để thực hiện một chuyến hành trình, trước hết bạn cần có một chiếc xe (đó là cơ thể). Nếu chiếc xe có vấn đề, ví dụ không có đèn, không có thắng, không được bảo dưỡng định kỳ, thì rất khó để có thể đi xa được (chưa kể đến trường hợp bị tai nạn). 

Một chiếc xe tốt là điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, nếu tất cả những gì bạn quan tâm là chiếc xe, thì bạn cũng chẳng thể nào đi đâu được. Bởi khi đó, bạn sẽ lo sợ chiếc xe bị dơ, bị trầy, bị va quẹt. Tất cả những gì bạn làm chỉ là chạy loanh quanh khu phố, khoe với mọi người về chiếc xe. Bạn có thể có một chiếc xe tốt, nhưng bạn không bao giờ có được chuyến hành trình.
​

Chiếc xe là cơ thể, cuộc sống là chuyến hành trình. Rốt cuộc thì, điều gì là quan trọng?

Read More
0 Comments
<<Previous
    Picture

    Categories

    All
    Asana
    Ashtanga
    Đường đến Yoga
    Hít Thở
    Luyện Tập
    Người Hướng Dẫn
    Pranayama
    Thiền

    RSS Feed

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Home
    • Lớp cộng đồng
  • About
  • Books
  • Blogs