Tập Yoga lúc nào mới đúng là một trong những thắc mắc thường gặp nhất. Nên tập vào sớm sớm, trưa trưa hay tối muộn. Lúc chưa ăn hay ăn rồi. Thật ra không có 1 câu trả lời chính xác cho tất cả trường hợp.
Vậy tôi nên tập lúc nào bây giờ? Hãy cảm nhận, bởi lúc nào cũng được, miễn là bạn cảm thấy dễ chịu. Nhưng khoan bàn đến việc dễ chịu, thật ra việc chọn lựa khung giờ nào còn có thể tùy thuộc vào một vài yếu tố sau đây.
0 Comments
Câu hỏi: Cường độ tập luyện Yoga thế nào là phù hợp?
Trả lời: Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Cường độ âm thanh là lượng năng lượng được sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Khi nói đến cường độ, chúng ta đang nói đến 3 yếu tố, thứ nhất là năng lượng, thứ hai là tiết diện và thứ ba là thời gian. Và như vậy, cường độ tập luyện Yoga có thể hiểu là lượng năng lượng hấp thụ qua cơ thể trong một đơn vị thời gian. Để có thể hiểu về Yoga, về việc lựa chọn một cường độ tập luyện phù hợp, điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng Yoga không phải là quá trình thêm vào. Yoga là quá trình bỏ bớt. “Sau khi Asana được thuần thục (người thực hành có thể ngồi xuống cân bằng thoải mái), Pranayama là quá trình làm thinh lặng chuyển động của hơi thở.”
(Yoga Sutras - Sadhana Pada - Câu 49) Nếu như Asana thường được hiểu với ý nghĩa phổ biến là động tác hay tư thế, thì Pranayama cũng thường được hiểu với ý nghĩa là các bài luyện tập hít thở. Ví dụ như hơi thở bụng, hơi thở kapalbhati, hơi thở toàn phần, hơi thở luân phiên, hay hơi thở ống bễ. Tuy nhiên, với vai trò là bước thứ tư trong 8 nhánh Ashtanga, Pranayama tập trung nhiều hơn vào sự kiểm soát, mở kéo dài, và làm thinh lặng chuyển động của hơi thở. Như bạn có thể thấy, theo định nghĩa, khi nói đến pranayama, chúng ta nói đến 3 giai đoạn khác nhau. 1. Kiểm soát: Bạn có chắc mình đang hít thở? Bạn có chắc mình đang hít thở đúng? Bạn có hụt hơi khi chơi thể thao? Bạn có hụt hơi khi đang làm việc? Liệu bạn có đang kiểm soát được hơi thở, hay bạn đang để hơi thở kiểm soát mình? 2. Mở rộng: Trong một phút, bạn đã sử dụng bao nhiêu hơi thở? Năm? Mười? Mười lăm hay hai mươi? Liệu việc mở rộng hơi thở có tác động thế nào đến tinh thần, đến sức khỏe, cũng như các trạng thái mà bạn đang mong muốn được trải nghiệm. 3. Làm thinh lặng: Hít vào và thở ra. Cuộc sống là những gì xảy ra ở khoảng giữa. Đầu tiên, hít thở là một quá trình gồm 4 bước, lần lượt là: 1/ Puraka: hít vào 2/ Antara Kumbhaka: giữ hơi sau khi hít vào 3/ Rechaka: thở ra 4/ Bhaya Kumbhaka: giữ hơi sau khi thở ra Lưu ý, Pranayama không phải hít thở sâu. Mặc dù trong rất nhiều bài thực hành, bạn được hướng dẫn là hãy hít sâu và thở chậm, để cảm nhận luồng không khí luân chuyển giữa bên trong và bên ngoài, thế nhưng đó không phải là pranayama. Đó được xem là một giai đoạn chuẩn bị, để giúp bạn gia tăng kiểm soát hơi thở, gần hơn với bước thanh tẩy (saucha) và thuộc về kriya. Một khi nói về pranayama, nghĩa là chúng ta ta đang nói về giai đoạn giữ hơi, làm thinh lặng sự chuyển động của hơi thở. Bằng cách này, hơi thở của người thực hành sẽ ngày một kéo dài. Điều đó cũng có nghĩa là số nhịp thở trong một phút sẽ ngày một thu ngắn lại. Trong điều kiện bình thường, một người trưởng thành hít thở từ 16 đến 20 lần một phút. Trong điều kiện bình thường, một người thực hành Yoga hít thở từ 12 đến 14 lần một phút. Trong khi thực hành pranayama, người thực hành giảm xuống chỉ còn hít thở từ 1 đến 2 lần một phút. Với một quá trình kiên định thực hành, không vội vã, trong nhận thức, một hơi thở của người Yogi có thể kéo dài khoảng 3 phút. Điều đó có nghĩa là trong 1 giờ đồng hồ, họ chỉ hít thở khoảng 20 lần, tương đương với số nhịp thở của một người bình thường trong 1 phút. Câu hỏi: Yoga liệu có thật sự giúp chữa bệnh? Những căn bệnh nào thì nên tập Yoga và những lưu ý nếu có là gì?
Trả lời: Đây là một câu hỏi khó, bởi vì nó có thể tạo ra một số hiểu lầm. Vì vậy, để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, thì trước đó chúng ta cần tìm hiểu một vài yếu tố. Thứ nhất, Yoga là gì? Có người nói Yoga là thực hành. Có người nói Yoga là nghệ thuật. Cũng có người nói Yoga là tình yêu, hay thậm chí là những điều không thể nói. Dường như, việc có quá nhiều định nghĩa đã khiến cho không ít người thực hành cảm thấy có đôi chút hoài nghi và lo lắng. Liệu tôi có thể tập Yoga? Liệu tôi có thể tập Yoga tại nhà? Liệu tôi có phải tập Yoga với thầy Ấn Độ? Vậy còn các giáo viên Việt Nam? Khi nào thì tôi nên tập Hatha, khi nào thì nên tập Vinyasa, và khi nào là Ashtanga? Và liệu có một phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất? Liệu Yoga có phải là uốn dẻo? Điều gì xảy ra nếu như tôi không dẻo? Liệu Yoga có phải dành riêng cho nữ? Điều gì xảy ra nếu như tôi không là nữ? Liệu Yoga có bắt buộc phải ngồi thiền? Điều gì xảy ra nếu như tôi không muốn ngồi thiền? Liệu Yoga có thật sự chữa bệnh? Điều gì xảy ra nếu như tôi không có bệnh? Có quá nhiều câu hỏi. Có quá ít câu trả lời. Và quan trọng hơn nữa, để tìm hiểu về Yoga, liệu có nhất thiết phải có được câu trả lời, hay chỉ cần thực hành tốt là đủ? Theo Yoga Sutras của Patanjali, Yoga là quá trình chấm dứt sự lạc lối của ý thức cá nhân. Và khi đã đạt được trạng thái đó, người tìm kiếm sẽ thiết lập và giữ gìn những giá trị tự nhiên thiết yếu. Yoga là một chuyến hành trình, trong đó có rất nhiều cột mốc cần đạt được, ví dụ như Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, Dhyana, Samadhi… Hiện nay, khi nói về Yoga, đa phần chúng ta sẽ đề cập đến hai chủ đề phổ biến là Asana (Động tác, tư thế), hoặc Pranayama (Hơi thở). Đôi khi bạn cũng có thể nghe nói đến Dhyana (Thiền). Yoga không đơn thuần chỉ là những động tác, hay tư thế. Yoga còn là một con đường, với rất nhiều cột mốc cần trải nghiệm ví dụ như Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, Dhyana, Samadhi… Trải qua quá trình đó, người thực hành sẽ từng bước trưởng thành về mặt nhận thức, để hướng đến mục tiêu cuối cùng là thiết lập và giữ gìn những giá trị tự nhiên thiết yếu. Điều đó có nghĩa là sức khỏe thể chất chỉ là một trong những điều kiện cần có để trải nghiệm con đường này, chứ không phải mục đích cuối cùng. Để tìm hiểu về Yoga sức khỏe và chữa bệnh, hãy nói về chiếc xe và những chuyến hành trình. Hãy hình dung, để thực hiện một chuyến hành trình, trước hết bạn cần có một chiếc xe (đó là cơ thể). Nếu chiếc xe có vấn đề, ví dụ không có đèn, không có thắng, không được bảo dưỡng định kỳ, thì rất khó để có thể đi xa được (chưa kể đến trường hợp bị tai nạn). Một chiếc xe tốt là điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, nếu tất cả những gì bạn quan tâm là chiếc xe, thì bạn cũng chẳng thể nào đi đâu được. Bởi khi đó, bạn sẽ lo sợ chiếc xe bị dơ, bị trầy, bị va quẹt. Tất cả những gì bạn làm chỉ là chạy loanh quanh khu phố, khoe với mọi người về chiếc xe. Bạn có thể có một chiếc xe tốt, nhưng bạn không bao giờ có được chuyến hành trình. Chiếc xe là cơ thể, cuộc sống là chuyến hành trình. Rốt cuộc thì, điều gì là quan trọng? Câu hỏi: Hình thức nào tập luyện Yoga hiệu quả hơn? Tôi nên tập Yoga 1 kèm 1 hay tham gia các lớp cộng đồng?
Trả lời: Yoga là hòa hợp. Yoga là không gian. Yoga là một chuyến hành trình mà mỗi người phải tự mình trải nghiệm. Ai cũng có thể đến. Ai cũng có thể tập. Và ai cũng có thể tận hưởng tất tần tật những lợi ích mà Yoga mang lại. Bất kể khi nào chúng ta nói đến hiệu quả, chúng ta đều đang nói đến một mục tiêu cụ thể. Và như vậy, để có thể xác định được hình thức nào tập luyện hiệu quả hơn, chúng ta cần xác định thật cụ thể mục tiêu mong muốn của người tập. Câu hỏi đặt ra lúc này, bạn tìm đến với Yoga vì điều gì? ~~~ Mỗi người khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia thành 3 nhóm chính:
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vào từng nhóm nhé. Bắt đầu thôi. |